Đốn Và Tiệm - Chậm Hay Mau Là Do Trí Hay Do Pháp ??? | Hạnh Phúc Quanh Ta K05 - Diễn Giả Lý Phương Anh
🌺 Nhật ký buổi 19: Đốn Và Tiệm – Chậm Hay Mau Là Do Trí Hay Do Pháp?
🌺 Diễn giả: Lý Phương Anh
NỘI DUNG CHÍNH
1. Tổng Quan
🌺 Tứ Đế chính là 4 giai đoạn, 4 cấp lớp, 4 mục tiêu của Phật Đạo nhằm giúp cho người tu hành dần dần giải quyết các món khổ phiền não mê mờ. Trong đó:
🍀 Khổ Đế: Mục tiêu là Hết khổ, khi thành tựu cấp học này thì 8 món khổ nhân sinh sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất hoặc chấm dứt vĩnh viễn.
🍀 Tập Đế: Mục tiêu là Dứt Tập, tức tịch diệt tất cả các nguyên nhân khiến phát sinh Lậu Hoặc, Phiền não, Kiết Sử, Mê mờ. Thành tựu mục tiêu này thì Vô Lậu quả sẽ xuất hiện.
🍀 Diệt Đế: Mục tiêu là Chứng Diệt, tức thấy Bổn tâm, chứng Niết Bàn, hoàn thành mục tiêu tự độ, hay còn gọi là thành tựu đạo quả xuất thế gian.
🍀 Đạo Đế: Mục tiêu là Tu đạo, tức học tập trí tuệ để giúp người và thành tựu đạo quả xuất thế gian thượng thượng hay còn gọi là thành tựu Trí Tuệ.
🌺 37 phẩm: nếu tứ đế là 4 mục tiêu mà người tu hành cần hướng đến thì 37 phẩm như tấm bản đồ có các bước chi tiết giúp người tu hành lần lượt thành tựu 4 mục tiêu trên. 37 phẩm được chia làm 3 phần:
🔥 Tư Lương Vị bao gồm: 12 phẩm là Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, chính là hành trang giúp người tu hành giải quyết các mục tiêu của Khổ Đế và Tập Đế.
🔥 Kiến Đạo Vị bao gồm: 17 phẩm là Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Tri như 17 cột mốc để người tu hành hướng đến, quá trình này giúp người tu hành dần thấy đạo và hoàn thành cấp học Diệt Đế.
🔥 Tu Đạo Vị gồm: 8 phẩm Bát Chánh Đạo để giúp người tu hành thành tựu trí tuệ trong Phật đạo.
🍀 Phật đạo là một nền giáo dục nên lý thuyết là nền tảng cốt lõi để khi thực hành. Sai lầm phổ biến khiến người tu hành không thể thành tựu các mục tiêu trong Phật đạo là tưởng rằng lý thuyết 1 nơi, công phu 1 nẻo.
🍀 Thực hành trong Phật đạo là ứng dụng thành công Văn – Tư – Tu hay cụ thể là 3 Tam Muội Môn. Ba Tam Muội Môn gồm:
🔥 Tam Muội Có Giác Có Quán: người tu hành được cung cấp chánh pháp để thấy được hư vọng tâm, hư vọng pháp. Từ đây, người này quan sát tự thân để tìm ra nguyên nhân hiện khởi hư vọng tâm, hư vọng pháp và tịch diệt chúng. Sau khi hư vọng tâm, hư vọng pháp tịch diệt thì an vui, thanh tịnh sẽ hiện và người này thấy được chân thực cứu cánh - gọi là Cứu Cánh Đã Giác.
🔥 Tam Muội Không Giác Có Quán: sau khi thành tựu Cứu Cánh Đã Giác, đã có cơ sở lý luận, người tu hành tiếp tục nhất tâm quán sát nơi tâm trí chính mình để tịch diệt những gì còn cản trở tâm thức tới Cứu Cánh.
🔥 Tam Muội Không Giác Không Quán: Sau khi các pháp hư vọng không còn hiện khởi, tâm thức tương ưng với Cứu Cánh Đã Giác, người này ở yên nơi Cứu Cánh đó cho đến khi viên mãn, giác quán sẽ tự xả.
👉👉👉 Tóm lại: công phu trong Phật đạo chính là tư duy, quán sát (Giác - Quán) cho đến khi thấu suốt những gì đã được học, từ đó ứng dụng triệt để những gì mà bản thân đã thấu đáo vào đời sống. Khi người tu hành và các Pháp đã học trở thành nhất thể thì được gọi là tu chứng.
2. Vai Trò Của Tứ Chánh Cần
🍀 Nếu Tứ niệm xứ là 4 nền tảng cốt lõi, 4 mảnh đất duy nhất có thể trồng cây bồ đề (cây giác ngộ) thì Tứ Chánh Cần là các bước cần thực hiện để chăm sóc 4 mảnh đất đó.
🌺 Tứ Chánh Cần là cần mẫn tiến lên trong sự chân chánh. Gồm 4 việc cần làm ngay:
🔥 Pháp ác chưa sanh không làm cho sanh
🔥 Pháp ác đã sanh phải mau diệt trừ
🔥 Pháp thiện chưa sanh, mau làm cho sanh
🔥 Pháp thiện đã sanh, làm cho tăng trưởng
🌺 Để hiểu rõ Tứ Chánh Cần thì chúng ta cần làm rõ Thiện Ác của Xuất Thế khác biệt gì so với Thiện Ác của thế gian. Phật đạo chỉ ra 3 tầng bậc của thiện, ác.
🍀 Tầng bậc 1: Thiện Thế Gian là những điều thuận theo tiêu chuẩn về luân lí đạo đức, thuận theo quy ước, luật lệ của cộng đồng. Ngược lại thì được xem là ác. Thiện/ác thế gian không đồng nhất giữa các cộng đồng và không hàm chứa chân lý.
🌟 Thực hiện các việc thiện thế gian sẽ được phước đức thế gian chứ không giúp người có được công đức.
🍀 Tầng bậc 2: Thiện Vô Lậulà những việc làm giúp người tu hành tiến gần đến đạo quả vô lậu. Ngược lại được gọi là ác.
🌟 Những việc nào khiến người tu hành dậm chân tại chỗ thì được gọi là bất thiện pháp.
🍀 Tầng bậc 3: Thiện Giải Thoát
🌟 Thiện trong giai đoạn này là nhận thức đầy đủ một pháp cho đến tận nguồn cơn, suy xét đến tận cùng của vấn đề để hết mê lầm, thấy thiệt tướng.
🌟 Ác trong giai đoạn này là các hình thức tu tập làm đình chỉ, thui chột khả năng tư duy khiến người tu hành không thành tựu được trí tuệ trong Phật đạo.
👉👉👉 Tóm lại: Thiện ác trong Phật đạo không giống như Thiện ác của thế gian mà thay đổi theo từng mục tiêu tương ứng với từng giai đoạn tu học. Người tu hành cần xác định đúng mục tiêu trong từng giai đoạn để có được những hành động phù hợp giúp thành tựu từng mục tiêu đó.
🌞 Để ngăn ngừa những hiểu biết lộn lạo giữa đời và đạo, Phật dạy về Tứ Bất Y là căn cứ giúp người tu hành thấy được ý nghĩa đích thực trong Phật đạo. Đó là:
✍ Y Pháp Bất Y Nhân: y chân lý, y trí tuệ chứ không y vào hình tướng bên ngoài.
✍ Y Nghĩa Bất Y Ngữ: không được chấp văn tự mà cần tìm ý nghĩa của văn tự để thấu suốt.
✍ Y Trí Bất Y Thức: y theo hiểu biết nào có thể ứng dụng để tịch diệt nguồn tâm.
✍ Y Kinh Liễu Nghĩa, Bất Y Kinh Bất Liễu Nghĩa: y vào pháp giúp người tu hành tiến về niết bàn, trí tuệ đích thực trong Phật đạo.
3. Đốn và Tiệm trong Phật đạo
🍀 Đốn (Đốn giáo – tâm tông): sau khi nghe xong người tu hành trực nhận ngay vấn đề mà không cần hoặc lướt qua giai đoạn Văn – Tư – Tu rất nhanh chóng.
🍀 Tiệm tu (Giáo tông): từ từ học từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu theo quá trình Văn – Tư – Tu.
🔥 Pháp vốn không có Đốn, Tiệm. Đốn hay Tiệm là hai cách tiếp cận giáo pháp khác nhau của hai đối tượng khác nhau là do cơ trí chứ chẳng phải là do Pháp. Phật đạo chỉ có chung một nền giáo dục. Do căn trí phước đức sai biệt mà cho ra sự tiếp nhận chậm mau sai biệt. Đốn giáo hay Tiệm tu đều giúp người tu hành thành tựu cứu cánh như nhau.
👉👉👉 Tóm lại: đốn tiệm không phải là trọng tâm mà người tu hành cần hướng đến, điều người tu hành cần làm là tinh tấn học tập.
4. Vì sao chỉ nên nương Phật Thần Lực
🍀 Chỉ khi người tu hành nương vào lời Phật dạy để tư duy và thấu suốt đến tận nguồn cơn mới có thể đạt được mục tiêu Giác Ngộ - Giải Thoát - Trí Tuệ.
🍀 Phật Thần Lực bao gồm Hữu Vi thần lực và Vô Vi Thần Lực
🌟 Nương Hữu Vi thần lực: người tu học y cứ vào lời Phật dạy tư duy cho đến khi hiểu được ý nghĩa của cái lời dạy đó và áp dụng triệt để vào trong đời sống cho đến bao giờ đời sống của người tu hành và ý nghĩa đó không còn là hai pháp.
🌟 Nương vô vi thần lực: người tu hành giác ngộ một nghĩa Lý Thâm Diệu Vô Vi nào đó trong cái lời dạy của đức Phật và sống trọn vẹn trong ý nghĩa đó, không đem tâm suy lường, không khởi ý tạo tác hoặc là không vọng sinh những cái nghĩa khác chỉ một tâm vô vi tịch tĩnh.
👉👉👉 Bồ Tát chân chánh khi chia sẻ về Phật pháp chỉ nương lời Phật cắt nghĩa cho chúng sanh thấu tỏ, nhờ đó mà thành tựu mục tiêu đề ra trong Phật đạo. Nương ngoại thần lực để chỉ dạy chẳng thể giúp chúng sanh đạt được cứu cánh như pháp, mà chỉ chứng tỏ sự không chân chánh, không tôn trọng giáo pháp của Đức Phật, năng lực yếu kém của người thuyết!
5. Tinh Tấn Trong Phật Đạo
🍀 Tinh tấn là tiến lên trong sự tỏ ngộ, tiến lên trong sáng suốt, trong tỉnh giác và mê mờ bỏ lại sau lưng. Tinh tấn bao gồm cả sự thấu suốt và sự dấn thân.
🍀 Tinh tấn không phải là nỗ lực siêng năng như ở đời. Không thấu rõ con đường phía trước thì chẳng thể gọi là tinh tấn, không tỏ ngộ thì cũng chẳng thể gọi là tinh tấn!
🍀 Chúc CBAC luôn giữ được ngọn đuốc tinh tấn của mình luôn cháy sáng để mang lại thành tựu trong việc học tập.
🍀 Hẹn gặp các CBAC trong buổi học cuối cùng của khoá học vào 20h30 thứ 2 ngày 20/11 qua bài giảng của chủ nhiệm Lý Lục Nhật với chủ đề Tứ Như Ý Túc.