Hoạt động mở rộng

Sáu Điều Quan Trọng Người Tu Học Cần Biết !!! - Diễn Giả Lý Ngọc Hải

MB 1157 Lý Mỹ Linh 30.04.2024

🎉 🎉 🎉 Nhật Ký Hạnh Phúc Quanh Ta K07
 

🌺 🌺 🌺 Buổi số 9: Sáu Điều Quan Trọng Người Tu Học Cần Biết !!!
 

🌻 🌻 🌻 Diễn Giả Lý Ngọc Hải
 

🍀 Tập Đế là cấp học thứ hai trong bốn cấp học của Phật đạo gồm Khổ Đế; Tập Đế; Diệt Đế và Đạo Đế... 

Đây là bốn cấp học mà bất kì người tu hành nào muốn hoàn thành đạo lộ tu học của mình nhất định 

không thể không vượt qua !!!
 

💥 Bài học số 9 với nội dung về Tam Vô Lậu học – hay còn gọi 3 học pháp vô lậu – chính là công cụ quan 

trọng giúp người tu học giải quyết Tập Đế !!!
 

1. Tam vô lậu học là gì?
 

1.1. Hữu lậu tâm và Vô lậu tâm
 

🌿 Hữu lậu: cảnh giới tâm thức bị các món khổ, phiền não, kiết sử … rỉ chảy và làm che mờ tâm trí.
 

🌿 Vô lậu: là cảnh giới tâm thức không bị che mờ bởi các món trên.
 

1.2. Tam vô lậu học hay ba học pháp vô lậu bao gồm: Giới Vô Lậu – Định Vô Lậu – Tuệ Vô Lậu.
 

🍀 Giới vô lậu: Từ “giới” theo nguyên gốc tiếng Phạn là “Sĩla”, nghĩa là phòng bị, phòng hộ. Giới vô lậu là 

cách phòng bị phòng hộ để lậu hoặc không còn rỉ chảy, làm che mờ thấy nghe ngửi nếm nghĩ suy … Giới 

vô lậu là giới của bậc Thánh để thành tựu Vô lậu tâm !!!
 

🍀 Định vô lậu: Tâm thức hết mê muội, tâm ý tự dừng !!!
 

🍀 Tuệ vô lậu: Tâm trí sáng suốt, hiểu ra con đường nào đưa đến hữu lậu, con đường nào đưa đến vô lậu 

!!!
 

🌟 Giới – định – tuệ vô lậu có tính chất 3 trong 1. Người tu học thành tựu 1 món, tự khắc sẽ thành tựu 

hai món kia.
 

🌟 Thành tựu tam vô lậu học sẽ đưa đến vô lậu tâm.
 

2. Phân biệt giữa giới hữu lậu và giới vô lậu?
 

🍀 Giới hữu lậu là những quy ước, quy định, luật lệ mà người tu hành đề ra để giúp ổn định tổ chức, giữ 

gìn kỷ luật trong tăng đoàn.
 

🍀 Giới hữu lậu còn gọi là giới cấm, thuộc về thế gian giới, không phải là nhân đưa tới Định và Tuệ vô 

lậu. Người giữ giới hữu lậu vẫn phải tu thiền định để dừng tâm ý và học tập đọc tụng kinh điển.
 

🍀 Người thành tựu giới vô lậu, đồng thời thành tựu định vô lậu và huệ vô lậu !!!
 

🍀 Giới Vô lậu được nêu trong Kinh các căn tu tập, Kinh Sa môn quả … Khi các căn xúc đối với trần 

không khởi lên các quan điểm, quan niệm về đối tượng. Thấy vẫn thấy, nghe vẫn nghe nhưng không 

chấp nhất, không đưa ý niệm vào lòng. Nếu đã đưa rồi thì không tiếp tục đắm nhiễm, thủ giữ, gọi là vô 

tác, vô niệm!!!
 

3. Người tu học sẽ đạt được quả vị gì khi thành tựu 3 học pháp vô lậu?
 

💥 Thành tựu 3 học pháp vô lậu người tu hành thành tựu Đạo quả vô lậu, hoàn thành cấp Tập Đế !!! 

 

Khổ, phiền não, kiết sử … tự tịch diệt, đây là điều kiện cần để tiến lên cấp học Diệt Đế, thành tựu đạo 

 

quả giải thoát bất động, thấy bổn tâm và bổn tánh !!!
 

4. Thế nào là vãng sanh? Vãng sanh ngay trong kiếp này hay phải đợi kiếp sau?
 

🌺 Vãng là đến. Sanh là sanh ra. Vãng sanh là đến và sanh ra ở một nơi mới.
 

🌺 Khi một phàm phu đạt được sơ ngộ (quả vị Tu đà hoàn), người này lập tức vãng sanh từ một tâm thức 

hữu lậu sang tâm thức vô lậu, từ cảnh giới điên đảo khổ não mê mờ của chúng sanh sang cảnh giới cực 

lạc, an vui, thanh tịnh, Niết bàn, sáng suốt của bậc Thánh.
 

🌺 Vãng sanh trong Phật đạo là vãng sanh ở ngay trong tâm này, ngay đời này, không phải ở nơi khác, 

đời khác. Và yêu cầu về vãng sanh được đề ra ngay trong quá trình học tập chứ không phải đợi đến khi 

thân mạng chung.
 

5. Cư sĩ tại gia có thể giác ngộ thành phật hay không? Đạo tràng tối thắng nhất cho người tu hành nằm ở 

đâu?
 

🍀 Dưới thời Đức Phật, có rất nhiều cư sĩ đã được giác ngộ nhờ lời Phật dạy như: Duy Ma Cật, Thắng 

man phu nhân, công chúa Vô Uý Đức ….
 

💥 Thứ nhất là tu tại gia/ Thứ nhì tu chợ/ Thứ ba tu chùa: Quan điểm này đúng với thực tiễn vì môi 

trường ở nhà nhiều dính mắc, ở chợ buôn bán trao đổi không dễ tu. Tuy nhiên cứ đúng chánh pháp, thì tu 

ở đâu cũng thành tựu.
 

💥 Kinh Tứ Niệm Xứ dạy:“Này các tỳ – kheo, tứ niệm xứ chính là con đường độc nhất đưa đến thanh 

tịnh cho tất cả chúng sanh, vượt khỏi ải sầu não, thành tựu chánh trí, diệt trừ khổ ưu, chứng ngộ niết 

bàn”. Đạo tràng tối thắng nhất của người tu hành chính tại nơi Tứ niệm xứ, nơi thân tâm này. Người tu 

hành chỉ căn cứ trên Tứ Niệm Xứ mới có thể tìm về bản tâm thanh tịnh vốn có.
 

6. Tại sao ngày nay tu rất nhiều mà thành quả rất ít?
 

🍀 Hành trình của một người tu học giống như hành trình của một con sông chảy ra biển lớn. Để làm 

quen với nước mặn, dứt bỏ tính chất nước ngọt, phải trải qua vùng tiếp giáp, đó chính là vùng nước lợ. 

Cảnh giới vô lậu giống như vùng nước lợ.
 

💥 Người chưa chứng ngộ trong Phật đạo đi giảng về các cảnh giới chứng ngộ thì chẳng khác nào hà bá 

ở sông đi dạy cách làm Long Vương ở biển; chẳng khác nào người mù chỉ đường cho người mù.
 

💥 Ngôn ngữ vô lậu của Phật Đạo chỉ có thể tương ưng với cảnh giới tâm thức của người đã giác ngộ,đã 

bước vào cảnh giới xuất thế. Không thể lấy hiểu biết thế gian để hiểu được các cảnh giới tâm của bậc 

xuất thế.
 

ĐỂ BIẾT CÁC NỘI DUNG CHI TIẾT VÀ NHẮC NHỚ THỰC HÀNH, MỜI CÁC CBAC XEM LẠI VIDEO 

BÀI GIẢNG.
 

🍀 Hẹn gặp các CBAC trong buổi học tiếp theo vào thứ 5 ngày 02/05/2024. Chúc các CBAC một ngày 

mới an vui tinh tấn!

Tags: