Tập Đế - Hiện Tượng Nhật Thực Toàn Phần Làm Mờ Tâm Trí !!! - Diễn Giả Lý Diệu Tâm
🎉🎉🎉 Nhật Ký Hạnh Phúc Quanh Ta - K07
BUỔI SỐ 3: TẬP ĐẾ - Hiện Tượng Nhật Thực Toàn Phần Làm Mờ Tâm Trí !!!
🌺 Diễn Giả: Lý Diệu Tâm
🍀 TẬP ĐẾ là cấp học thứ 2 trong 4 cấp học của nền giáo dục Phật Đạo. Giải quyết xong các vấn đề
thuộc Tập Đế giúp người tu hành thành tựu đạo quả Vô Lậu, nghĩa là thứ tâm không còn hiện khởi các
món khổ, phiền não, kiết sử và mê mờ.
🍀 Trong buổi học số 3 này, chị Chị Lý Diệu Tâm đã cùng chúng ta làm rõ đề tài TẬP ĐẾ - với những nội
dung chính sau :
1. Phân biệt chánh giác và tà giác
🍀 Phật đạo là một nền giáo dục giúp người học thay đổi nhận thức. Nói đến giáo dục là nói đến kiến
thức học tập và phương pháp học tập . Việc tiếp nhận kiến thức trong Phật Đạo được gọi là giác.
1.1. Chánh giác:
🌟 Những kiến thức chuẩn giúp người tu hành hiểu đúng bản chất của sự vật, sự việc. Từ đó giúp người
thành tựu những mục tiêu của Phật Đạo.
🌟 Những kiến thức được cung cấp minh bạch, rõ ràng.
🌟 Thể hiện văn hóa vô lậu, văn hóa xuất thế của Phật Đạo.
1.2. Tà giác:
🍀 Ngược lại với chánh giác, không giúp người tu hành hiểu đúng bản chất của sự vật, sự việc, do vậy
không giúp được người thành tựu những mục tiêu trong Phật Đạo.
2. Phương pháp học tập Văn- Tư- Tu
🌟 Văn: Tiếp nhận kiến thức
🌟 Tư: Tư duy, dùng hiểu biết đúng đắn (chánh pháp) để nghiền ngẫm những điều được dạy từ Văn
(Thiền tư), từ đó thực chứng những điều này từ trong chính mình.
🌟 Tu: Nhờ có thức chứng, từ đây nhận thức được thay đổi, người tu hành có đời sống như pháp (dựa
trên những điều thực chứng) gọi là Tu.
3. Tập đế
3.1 Khái niệm Tập:
🌟 Tập: Là sự gom nhóm, huân tập tri thức thế gian, để từ đó sinh ra phiền não, kiết sử, lậu hoặc.
🌟 Đế: vừa là căn nguyên phát sinh các trói buộc, phiền não, vừa là nơi để giải quyết các trói buộc, phiền
não đó.
3.2 Các vấn đề cần giải quyết trong cấp học Tập Đế:
3.2.1. Phiền não: là trạng thái tâm thức lao xao, loạn động. Gồm trạng thái Phiền và Não.
🌟 Phiền: Trạng thái tâm mất đi sự thanh tịnh.
🌟 Não: Trạng thái tâm bị trùng xuống, não hại.
💥 Nguyên nhân: Phiền não do tâm ý chạy theo sự việc, đem sự việc vào trong lòng.
💥 Cách giải quyết: Dứt phiền não, cần cách ly tâm với đời sống, tạo cơ hội tiếp nhận chánh pháp.
3.2.2. Kiết Sử: Là những món cột trói và sai sử (sai khiến) tâm và trí
🌟 Kiết Sử bao gồm 10 món và được chia thành 2 nhóm: Độn Sử còn gọi là Lỗi hành vi và Lợi Sử còn gọi
Lỗi Nhận Thức.
✍ 5 Lỗi Hành Vi: Tham – Sân – Si – Mạn – Nghi.
🌟 Tham: Là sự ham muốn, đắm mê muốn sở hữu điều gì đó.
🌟 Sân: Là sự sân hận, giận dữ làm hại não mình, hại não người.
🌟 Si: Là sự mờ tối, mê mờ, không thoát ra khỏi
🌟 Mạn: Là thấy mình hơn hoặc thua người (tự tôn hoặc tự ti).
🌟 Nghi gồm 3 món: Là nghi ngờ bản thân mình không thể giác ngộ; nghi bậc Đạo sư không thể dạy đạo
giác ngộ; nghi giáo pháp đang tu tập không đưa đến giác ngộ.
✍ 5 Lỗi Nhận Thức: Thân Kiến, Biên Kiến, Kiến Thủ Kiến, Giới Cấm Thủ Kiến, Tà Kiến.
🍀 Thân Kiến: Là chấp thủ những hiểu biết sai lầm về thân.
🍀 Biên Kiến: Là những hiểu biết chấp chặt một bên, giới hạn hiểu biết.
🍀 Kiến Thủ Kiến:Là nắm giữ các quan niệm, quan điểm thiếu khách quan, phi chân lý.
🍀 Giới Cấm Thủ Kiến: Không hiểu rõ giới (hữu lậu và vô lậu), chấp chặt và hy vọng giữ giới cấm để có
thể thành tựu cứu cánh nào đó trong Phật đạo.
🍀 Tà Kiến:Hiểu biết sai lệch về giáo pháp, không như chân lý.
💥 Nguyên nhân:
✍ Lỗi hành vi và lỗi nhận thức đều cùng xuất phát từ những hiểu biết sai lầm, phi chân lý.
✍ Từ hiểu biết sai lầm mà sinh ra các hiệu ứng tình cảm (tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm mạn, tâm nghi)
và thủ giữ những nhận thức hư vọng (thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến, và tà kiến)
💥 Cách giải quyết:
✍ Được cung cấp các kiến thức chân chánh (chánh pháp) để đẩy lùi những hiểu biết sai lầm, phi chân lý.
✍ Thực hành thiểu dục tri túc (ít muốn biết đủ) để giới hạn sự phát tác của hư vọng tâm, hạn chế những
nhận thức hư vọng sinh khởi.
3.2.3. Lậu hoặc: Lậu hoặc: “lậu” là rỉ chảy, “hoặc” là che mờ. Lậu hoặc còn gọi là mê mờ.
🍀 Có 3 tầng bậc của mê mờ:
🌟 Mê mờ Cõi Dục gọi là Dục Lậu: mê mờ chạy theo các ham muốn từ thấy nghe.
🌟 Mê mờ Cõi Sắc gọi là Hữu Lậu: mê mờ thân.
🌟 Mê mờ Cõi Vô Sắc gọi là Vô Minh Lậu: mê mờ các nghĩ tưởng.
💥 Nguyên nhân: Mê mờ do khởi lên nhận thức phân biệt.
💥 Cách giải quyết: Dừng vọng khởi phân biệt, khi căn đối trần, do nhận thức đúng đắn về vai trò của
các pháp thế gian, người này không còn khởi lên suy luận, suy lường, đánh giá sự vật, sự việc thì thấy
biết này thanh tịnh sáng suốt, trực nhận sự vật, sự việc một cách khách quan. Không bị các quan điểm,
quan niệm, chủ quan che mờ. Dừng phân biệt này KHÔNG PHẢI là bức tử nghĩ suy.
💥 Kết luận:
🌺 Như trong mọi bài toán của Phật Đạo, để giải bài toán của cấp Tập Đế, Phật Đạo chỉ ra người tu hành
cần phải giải quyết cái “Đế”. “Đế” ở đây là do chúng sanh Huân Tập những nhận thức phi chân lý, những
pháp hư vọng của thế gian để từ đó sinh ra những món phiền não, kiết sử, lậu hoặc rỉ chảy ở trong chính
tâm thức này. Do vậy, chỉ có thể bằng cách thay đổi các nhận thức phi chân lý này bằng các nhận thức
chân chánh, vì thế GIÁC LÀ ĐẾ CỦA TẬP.
🌺 Học tập đúng chánh pháp để thay đổi nhận thức hư vọng, hiểu biết một cách chân chánh, hiểu biết
đúng đắn bản chất thân tâm và thế giới theo nhân sinh quan, vũ trụ quan của Phật đ
🌺 Phật đạo chỉ ra tự thân tâm và thế giới tự nó không có tính chất khổ, phiền não, kiết sử, mê mờ ở
trong đó gọi là Tự Chơ
🌺 Giác ngộ là con đường duy nhất cho con mắt sáng để nhận ra kiết sử, phiền não, mê mờ chỉ là con cọp
giấy.
ĐỂ BIẾT CÁC NỘI DUNG CHI TIẾT VÀ NHẮC NHỚ THỰC HÀNH, MỜI CÁC CBAC XEM LẠI VIDEO
BÀI GIẢNG.
🍀 Hẹn gặp các CBAC trong buổi học thứ 5 ngày 11-04 với bài giảng rất hấp dẫn của anh Lý Ngọc Hải.
Chúc các CBAC một ngày mới an vui tinh tấn!




