Từ Tứ Đế Đến Tứ Diệu Đế !!! | Hạnh Phúc Quanh Ta K07 - Diễn Giả Lý Thảo Nguyên
🌺 Nhật Ký Khai Giảng K07 & Buổi Học Đầu Tiên: Từ Tứ Đế Đến Tứ Diệu Đế.
🍀 CBAC thân mến, tối ngày 01/04/2024 chúng ta đã cùng nhau tham dự buổi lễ Khai Giảng Khoá học
Hạnh Phúc Quanh Ta - Giọt Mưa Đầu Mùa - K07.
🍀 Trong buổi lễ, chúng ta được nghe chia sẻ đến từ anh Lý Lục Nhật – Chủ nhiệm khóa học “Hạnh Phúc
Quanh Ta - Giọt Mưa Đầu Mùa” về những thành tựu mà Lý Gia đã đạt được trong suốt hành trình 16
năm đã qua và nhân duyên ra đời của khóa học “Hạnh phúc quanh ta – Giọt Mưa Đầu Mùa”.
🍀 Ngay sau đó, chị Lý Thảo Nguyên đã cùng chúng ta làm rõ chủ đề: Từ Tứ Đế Đến Tứ Diệu Đế!
NỘI DUNG CHÍNH:
🔥 1. TỨ ĐẾ: Phật đạo không hướng đến việc giải quyết các mục tiêu ở đời như: trúng số hay thăng
quan tiến chức... Phật đạo chỉ tập trung giải quyết những mục tiêu mà nó đề ra. Đó chính là TỨ ĐẾ, bao
gồm: Khổ đế- Tập đế - Diệt đế và Đạo đế.
🌺 1.1. KHỔ ĐẾ - Giải quyết tám món khổ nhân sinh bao gồm:
- Sanh – Lão – Bệnh – Tử khổ: Khổ do sự biến hoại của thân.
- Ái biệt ly khổ: Khổ của sự xa lìa người thân, những thứ quý giá...
- Oán tắng hội khổ: Khổ vì phải gặp người thù ghét.
- Cầu bất đắc khổ: Khổ do mong cầu mà không đạt được.
- Ngũ ấm xí thịnh khổ: Khổ do sự vượt quá mức bình thường của các thành tố cấu thành nên thân tâm
này.
🌺 1.2. TẬP ĐẾ - Giải quyết ba phần việc lớn:
👉 PHIỀN NÃO: có 4 món
- Kiến nhất thiết xứ phiền não trụ địa: Phiền não từ thấy biết hư vọng...!!!
- Sắc ái phiền não trụ địa: Thương thân mà phiền não...!!!
- Dục ái phiền não trụ địa: Tham ái các dục mà phiền não...!!!
- Vô minh ái phiền não trụ địa: Tham đắm hiểu biết mà phiền não...!!!
👉 KIẾT SỬ: Chia làm 2 nhóm
- Nhóm Độn sử (Lỗi hành vi) gồm: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi
- Nhóm Lợi sử (Lỗi nhận thức) gồm: Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ kiến, Giới cấm thủ kiến và Tà kiến
👉 LẬU HOẶC: Gồm 3 món
- Dục lậu: Tâm thức mờ tối bởi các ham muốn từ ngũ dục...!!!
- Hữu lậu: Tâm thức mờ tối do chấp thân...!!!
- Vô minh lậu: Tâm thức mờ tối do cưu mang các quan điểm, quan niệm không chân lý...!!!
🌺 1.3. DIỆT ĐẾ: thấy Bổn tâm, chứng Niết Bàn
🌟 Phật dạy chúng sanh đều sẵn có bản tâm thanh tịnh (hay còn gọi là chơn tâm, bổn tâm) với đầy đủ
tính chất hỷ lạc, khinh an, thanh tịnh, thanh lương, thường hằng. Sở dĩ chúng sanh không thấy bổn tâm là
do bị các món khổ, phiền não, kiết sử, lậu hoặc che chướng.
🌟 Chứng Niết Bàn là chứng tâm bất động, ý giải thoát: Đối trước cảnh duyên không sinh các hiệu ứng
tình cảm buồn/vui, thương/ghét, cũng không sinh các quan niệm đúng/sai, thiện/ác, hơn/thua, phải/quấy.
Sinh khởi hay không sinh khởi đều như như bất động.
🌺 1.4. ĐẠO ĐẾ: Học tập trí tuệ, giúp chúng sanh thành tựu các mục tiêu của Phật đạo
💥💥💥 Thông thường nhiều người đánh đồng Tứ đế là Tứ diệu đế, điều này không sai nhưng về
chuyên môn Phật đạo thì không hợp lý.
Để có thể đưa từ tứ đế trở thành tứ diệu đế thì người tu hành phải thấu suốt ba giai đoạn phát sinh của
tứ đế đó là tục đế, thánh đế và chân đế. Phải vượt qua ba giai đoạn này thì bây giờ tứ đế mới trở thành
tứ diệu đế.
🔥 2. GIÁC NGỘ: Giác là biết. Ngộ là thấy rõ những gì mình đã biết.
👉👉👉 Chỉ có giác ngộ mới giúp người tu hành thành tựu các mục tiêu đặt ra trong Phật đạo
🌺 Những dấu hiệu của người giác ngộ
- Kiết sử tự mất, không còn tham sân si.
- Không dụng công, mà thiền vẫn tự được. Thường sinh hỷ lạc, thường thấy khinh an.
- Những thứ tiểu tâm như: đố kỵ, ganh ghét, bè phái,… tự mất
- Thích độc cư, thiền định, không ưa bầy đàn, chẳng ham tranh đấu
- Không thích chuyện đời, chỉ thích trao đổi Phật pháp.
- Có tâm ít muốn biết đủ. Ít mong cầu
- Vui mừng khi thấy có người giác ngộ
- Không có tâm làm thầy thiên hạ vì chẳng ưa danh tướng
- Tôn trọng chân lý, thường hay sinh trí tuệ, chẳng khởi niệm vô minh.
🌺 Điều kiện để đưa đến giác ngộ
- Tu tập trong chánh pháp.
- Được trang bị kiến thức có hệ thống.
- Có thái độ tu hành đúng đắn. Thực sự dấn thân tu hành.
- Tinh tấn không nhàm mỏi.
- Được thiện tri thức khai ngộ đúng thời điểm.
- Hội đủ công đức cần thiết.
🔥 3. THIỆN TRI THỨC
🍀 Thiện tri thức là người biết hướng những người khác, như pháp mà từng bước đạt được mục tiêu
cuối cùng của Phật Đạo. Giống như người trên đỉnh cao, vị này có thể chỉ cho tất cả những người đang ở
dưới chân núi từ mọi phương hướng, đều có thể lên đến đỉnh núi an toàn.
🔥 4. PHƯƠNG CHÂM HỌC TẬP CỦA LÝ GIA
- Điều gì đã học, nhất định phải học đến nơi đến chốn...Tránh việc học "nữa vời, mơ hồ, chung chung..." !!!
- Điều gì đã biết, nhất định phải tư duy như pháp, tư duy đến tận nguồn cơn, chưa thấu suốt chưa dừng
tư duy...Tránh việc "học mà không hiểu, không nắm bắt cụ thể điều ta đã biết..." !!!
- Điều gì đã thấu suốt, nhất định phải ứng dụng nhuần nhuyễn điều ấy vào thực tế cuộc sống, đến khi nào
điều ấy với ta trở thành một... Việc làm này, giúp tránh được việc "coi giáo pháp như một món trang sức
phù phiếm" không giúp ích gì cho mình, cho người...!!!
🍀 Hẹn gặp các CBAC trong buổi học thứ 5 ngày 04/04/2024 với bài giảng về chủ đề KHỔ ĐẾ của
Trưởng Ban Khoa Giáo Lý Gia - chị Lý Phương Anh. Chúc các CBAC một ngày mới an vui tinh tấn!




