Hoạt động mở rộng

Tứ Chánh Cần Và Tứ Như Ý Túc - Cách Thức Trưởng Dưỡng Cây Giác Ngộ !!! - Diễn Giả Lý Thảo Nguyên

MB 1157 Lý Mỹ Linh 17.05.2024

🎉 🎉 🎉 Nhật Ký Hạnh Phúc Quanh Ta - K07
 

🌺 🌺 🌺 BUỔI 14: CÁCH THỨC TRƯỞNG DƯỠNG CÂY GIÁC NGỘ
 

🌻 🌻 🌻 Diễn giả: Lý Thảo Nguyên
 

🍀 Sau khi xác định được niệm xứ tương ưng hay mảnh ruộng phù hợp để gieo trồng hạt giống giác ngộ, 

muốn hạt mầm này thành tựu người tu hành phải biết cách chăm sóc trưởng dưỡng cây giác ngộ.
 

🍀 Trong buổi học số 14, chị Lý Thảo Nguyên đã làm rõ chủ đề : Tứ Chánh Cần - Tứ Như Ý Túc - "Cách 

thức trưởng dưỡng cây giác ngộ”. Đây là các phẩm tiếp theo trong phần Tư Lương Vị (hành trang cần có 

của người tu hành).
 

💥 NỘI DUNG CHÍNH
 

1. Tứ Chánh Cần
 

🍀 Tứ Chánh Cần hay Tinh Cần Hành là bốn việc cần làm ngay và xuyên suốt một cách đều đặn. Bốn 

việc đó là
 

👉 Việc ác chưa sanh, không cho sanh.
 

👉 Việc ác sanh rồi, làm cho tịch diệt.
 

👉 Việc thiện chưa sanh, làm cho sanh khởi.
 

👉 Việc thiện đã sanh, làm cho tăng trưởng.
 

🍀 Việc Thiện hay việc Ác trong Phật đạo không phải là thiện ác của thế gian. Trong Phật Đạo, thiện hay 

ác được căn cứ dựa trên mục tiêu tu tập ở từng giai đoạn. Bất cứ việc làm nào giúp cho người tu hành 

đến gần hơn với mục tiêu đề ra gọi là Thiện và ngược lại những việc làm nào đi ngược với mục tiêu đề ra 

là Ác.
 

💥 Tóm lại có thể phân loại các cấp độ thiện ác như sau:
 

🔴 Thế gian thiện ác: là những việc thiện, ác dựa trên đạo đức, luân lý, luật pháp ở đời.
 

🔴 Xuất thế gian thiện ác: lấy thanh tịnh tâm làm mục tiêu. Khi nào trong lòng còn hai pháp thiện ác của 

thế gian, khiến tâm mất đi sự thanh tịnh thì đây là ác pháp. Khi nào trong lòng không còn hai pháp thiện, 

ác, thanh tịnh, rỗng rang được gọi là thiện của xuất thế.
 

🔴 Xuất thế gian thượng thượng thiện ác: lấy giáo hóa chúng sanh làm mục tiêu. Không trụ nơi ác cũng 

chẳng trụ nơi thiện, gọi là “phi thiện phi ác", là trung đạo. Đối với người thành tựu trí tuệ, thấu suốt được 

nghĩa trung đạo cho dù là pháp thiện hay ác đều có thể biến thành “Cam Lộ Diệu Dược” cứu người.
 

👉👉👉 Thiện ác trong Tứ Chánh Cần xuyên suốt quá trình tu tập từ sơ cơ đến đạo quả vô thượng bồ 

đề. Thiện hoặc ác thay đổi liên tục trong quá trình tu tập, cho đến khi thành tựu Phật quả là tối thượng 

thiện. Do đó, người tu học Phật Pháp phải tinh tấn không ngừng, cho đến khi thiện ác chấm dứt, hiểu 

biết về thiện ác không còn thay đổi, thành tựu Phật Quả.
 

2. Tứ Như Ý Túc
 

🍀 Tứ Như Ý Túc là sự nỗ lực thành tựu như ý, do nỗ lực thành tựu như ý nên thành tựu đạo quả. Tứ 

như ý túc gồm 4 phẩm là: Dục như ý túc, Tinh tấn như ý túc, Niệm như ý túc và Nhất tâm như ý túc.
 

2.1. Dục như ý túc: Ham muốn đạt được đạo quả vô lậu như ý
 

🍀 Dục Hạ Liệt: là những món dục khiến đắm chìm trong ba cõi. Dục Hạ Liệt có năm món gọi là ngũ dục, 

gồm có: mắt mê đắm nơi sắc, tai mê đắm âm thanh, mũi mê đắm mùi hương, lưỡi mê đắm các vị, thân mê 

đắm xúc chạm. Dục Hạ Liệt phải từ bỏ.
 

🍀 Dục Trưởng Dưỡng: là những dục hướng thượng như ham muốn tu hành, ham muốn giải thoát, ham 

muốn niết bàn. Những ham muốn này cần được trưởng dưỡng, bồi đắp để trở thành động lực, lợi ích 

cho con đường tiến tu.
 

🍀 Dục Công Đức: biết rõ bản chất của dục tự nó không tánh hay thấy rõ thiệt tướng của dục.

👉👉👉 Tóm lại, Quan niệm trừ bỏ tất cả mọi thứ Dục là quan niệm niệm sai lầm. Dục trong Phật đạo 

chia làm ba món. Dục hạ liệt khiến người đắm chìm trong 3 cõi cần phải từ bỏ. Dục làm phát sinh công 

đức, tăng trưởng thắng diệu thì cần giữ lại vì đây là động lực để tiến tu của người tu hành.
 

2.2. Tinh Tấn Như Ý Túc: Tiến lên trong tính chất thanh tịnh, vắng lặng của tâm thức.
 

🍀 Tinh Tấn Bất Như Ý: sự tinh tấn có khuynh hướng làm người tu hành đi trật khỏi quỹ đạo tu tập. Đó 

là sự tinh tấn không như pháp, không bắt nguồn từ thấu suốt hay còn gọi tà tinh tấn.
 

🍀 Tinh Tấn Như Ý: sự tinh tấn giúp người tu hành mau chóng giác ngộ, mau chóng chứng niết bàn.
 

2.3. Niệm Như Ý Túc
 

🍀 Người tu hành vì ham muốn thành tựu Phật quả (Dục Như Ý Túc) mà người này tinh tấn (Tinh Tấn 

Như Ý Túc) và liên tục nhớ nghĩ (Niệm Như Ý Túc) trên con đường tu tập.
 

🍀 Niệm Như Ý Túc (hay quán như ý túc) liên hệ mật thiết tới các phẩm Tứ Niệm Xứ - xác định được 

niệm xứ tương ưng và Tứ Chánh Cần - xác định được những việc cần làm ngay. Sự xác định mục tiêu nhớ 

nghĩ chân chánh dựa trên căn cơ sai biệt của người tu hành.
 

🍀 Xác định sai mục tiêu nhớ nghĩ là trở ngại lớn khi dấn thân tu hành. Nếu gặp điều gì nhớ nghĩ điều đó, 

hoặc ngược lại cột chặt niệm vào một pháp bất kỳ làm phép quán, không thể gọi là Quán Như Ý hay 

Niệm Như Ý.
 

🍀 Tóm lại: Giống như người chiến binh khi lâm trận, nếu không xác định được mục tiêu tấn công, không 

biết phương hướng kẻ thù, tác chiến lung tung thì thắng lợi nhất định thuộc về kẻ thù. Quán như ý túc 

hay niệm như ý túc chính là nhớ nghĩ, suy ngẫm quán sát một trong bốn niệm xứ cho đến rốt ráo giác ngộ 

trên cơ sở nắm rõ mục tiêu và biết rõ việc cần làm.
 

2.4. Nhất Tâm Như Ý Túc: một lòng một dạ hướng đến mục tiêu tới khi đạt được mục đích mới thôi gọi là 

nhất tâm.
 

🍀 Nếu còn cái tâm nào không liên hệ đến mục đích tu hành thì phải gác lại; thấy khởi lên phải tìm cách 

trừ diệt.
 

🍀 Những tâm nào khởi lên có mối liên hệ đến mục đích tu tập thì phải trưởng dưỡng. Thực hiện như 

vậy được gọi là Nhất Tâm Như Ý Túc.
 

🍀 Ngoài việc giúp ta đạt được các mục tiêu như ở đời, Nhất tâm còn là phương thức tạm dừng hiện 

nghiệp để tâm ý chuyển sang cảnh giới mới, cảnh giới vô lậu.
 

3. Tứ Gia Hạnh: pháp hộ trì tối ưu
 

🍀 Nhờ thành tựu các phẩm trong Tư Lương Vị, người tu hành có được giác ngộ ban sơ. Đây lúc người 

tu hành trong Phật đạo đặt một chân vào tâm cảnh giới mới, gọi là xuất thế. Vì là lần đầu tiên đặt một 

chân vào cảnh giới xuất thế, nên tất cả đều mới lạ. Để làm quen với cuộc sống ở đây, và giữ gìn thành 

tựu này, phải biết cách hộ trì. Một trong những pháp hộ trì tối ưu là Tứ Gia Hạnh.
 

🍀 Tứ Gia Hạnh gồm bốn pháp, giúp người tu hành bảo vệ và trưởng dưỡng thành quả giác ngộ. Bốn 

pháp đó gồm: Noãn Vị, Đảnh Vị, Nhẫn Vị Và Thế Đệ Nhất Vị.
 

🍀 Noãn Vị: noãn là cái trứng. Người tu hành khi vừa giác ngộ, giữ gìn sự giác ngộ này giống con gà gìn 

giữ quả trứng. Giác ngộ ban đầu như là cái phôi, không giữ gìn đúng cách sẽ bị hư hoại. Để giữ gìn phôi, 

người này ở yên nơi giác ngộ, không tiếp xúc với thế pháp, chỉ tiếp xúc trong trường hợp thiết thân đến 

đời sống.
 

🍀 Nhẫn Vị: nhẫn tức là kham nhẫn, nếu không kham nhẫn thì các tác động của thế pháp sẽ làm hư quả 

vị của người đó. Muốn cái trứng này thành hình, phải dùng sức nhẫn để gia trì. Nhẫn có hai thứ là: Nhu 

Thuận Nhẫn và Âm Hưởng Nhẫn. Hai nhẫn này chính là thiền và định, giúp cái phôi kia thành tựu.
 

🔴 Âm Hưởng Nhẫn là trong thấy nghe hay biết, người tu hành dùng sức giác để quán sát lỗi họa của 

thấy nghe, không cho các căn duyên nơi trần cảnh để sinh pháp như người đời.
 

🔴 Nhu Thuận Nhẫn là những lúc ở một mình, không ai quấy rầy thì hãy đưa tâm thuận theo chỗ đã giác 

ngộ. Quán sát sự vắng lặng của tâm ý, hỷ lạc khinh an sẽ sanh, các thiền chi xuất hiện. Sự xuất hiện các 

 thiền chi làm thay đổi tâm sinh lý để người tu hành thuận theo dòng Giác.
 

🍀 Đảnh Vị: đảnh là cái đỉnh, như đỉnh núi. Người tu hành phải đưa sự giác ngộ đến chỗ cao nhất trong 

đời sống, làm thành cao trào tu tập. Đỉnh cao này giúp hành giả dùng trí tuệ tự thoát ra khỏi ràng buộc 

của ba cõi.
 

🍀 Thế Đệ Nhất vị:Thành tựu này là thế gian đệ nhất. Đây là cảnh giới cao tột đối với thế gian, thuộc về 

vô vi, thế gian không thể suy lường mà biết được, nên gọi là Thế Đệ Nhất. Đến đây, coi như quả trứng đã 

nở ra con gà con khoẻ mạnh, với đời sống mới, con gà con sẽ trưởng thành theo thời gian...
 

💥 Tóm lại, tu Tứ Gia Hạnh để viên mãn chỗ giác ngộ, thành tựu những quả vị của Phật đạo.
 

KHOÁ HỌC HẠNH PHÚC QUANH TA – GIỌT MƯA ĐẦU MÙA K07 ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC. ĐỂ XEM 

LẠI CÁC NỘI DUNG CHI TIẾT VÀ NHẮC NHỚ THỰC HÀNH, MỜI CÁC CBAC THEO DÕI LẠI VIDEO 

BÀI GIẢNG CỦA KHOÁ HỌC TRÊN CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG CỦA LÝ GIA !!!
 

🌺 🌺 🌺 Chúc các CBAC luôn an vui tinh tấn !!!

Tags: