Tác Phẩm Lý Tứ

Ba Vị Huynh Đệ Luận Về .. Các Tầng Giác Ngộ

TN 1145 Nguyễn Toàn Thắng 25.02.2023

B: Thưa SH! Thời gian gần đây, có một số HĐ của chúng ta giác ngộ... Điều này làm một vài người sinh tâm nghi ngờ!

SH có thể cho chúng đệ biết, trong HĐ chúng ta, chuyện giác ngộ có phải là điều gì đó cá biệt và ghê gớm lắm hay không???

A: Ha ha ha ha!!! Phật pháp là một nền giáo dục, vì thế, sau một thời gian học tập, học sinh nào hoàn thành chương trình học, được công nhận tốt nghiệp cấp học, và chuyển lên cấp lớp cao hơn là chuyện tự nhiên của giáo dục, đâu có gì ghê gớm!!!

Chỉ có nơi nào dạy hoài, dạy hết năm này đến năm kia, mà người học không thể tốt nghiệp, người dạy cũng không biết học sinh đã tốt nghiệp hay chưa... Đại loại, giáo dục mà không có chuyển cấp, không thể lên lớp, v.v... mới được coi là... cá... biệt, hay là chuyện... lạ... trên... đời!!!

B: Thưa SH! Trong HĐ chúng ta, số lượng người không hoàn thành chương trình học nên không thể giác ngộ, và số lượng người hoàn thành chương trình học được giác ngộ, có nhiều hay không???

A: Đã nói đến giáo dục thì, chuyện có người học bỏ học giữa chừng, và người học thành công trong học tập luôn luôn xảy ra!!! Điều này, từ xưa đến giờ là hai mặt tồn tại trong việc dạy và học!!! Giáo dục là mối quan hệ xã hội, vì thế nó đòi hỏi sự hợp tác tích cực giữa hai bên, một bên là người học, một bên là người dạy! Hai bên hợp tác tốt, thành quả sẽ tốt, và ngược lại, thành quả sẽ xấu!!!

Điều này giống như nghề rèn!!! Người thợ rèn giỏi, có được miếng thép tốt, sẽ rèn nên con dao bén!!! Người thợ rèn dở, có được miếng thép tốt, sẽ không thể rèn nên con dao tốt!!! Người thợ rèn giỏi, không có miếng thép tốt, cũng không thể rèn thành con dao tốt!!! Người thợ rèn dở, gặp miếng thép xấu thành quả cuối cùng là, rèn xong con dao, con dao đó trở thành dụng cụ... đập... nước... đá!!!

Vì thế, thời gian qua, số lượng người thăng tiến trong tu tập, hoàn thành các cấp học từ thấp lên cao không hiếm, gần như trở thành quy luật trong HĐ chúng ta, chuyện này chẳng có gì là ghê gớm!!! Sự việc vừa rồi, sau một vài buổi trao đổi, những HĐ mới nhập môn giác ngộ cũng là chuyện tự nhiên, điều này không phải là trường hợp duy nhất hay cá biệt... mà nó xảy ra thường xuyên từ trước đến nay trong HĐ chúng ta!!!

Về số lượng cũng như các cấp giác ngộ trong HĐ, mình chưa có dịp thống kê... Tuy không có con số thống kê cụ thể, nhưng mình biết rất rõ vị nào giác ngộ đến đâu, thuộc cấp lớp nào, thời gian tới họ cần điều gì, v.v... Vì rằng, nếu không biết những điều ấy, sẽ không thể hướng dẫn để họ có những thành quả cao hơn trong vị lai!!!

B: Thưa SH! Để hoàn thành một chương trình học, hay khác hơn, để giác ngộ một tầng bậc nào đó trong Phật đạo, có cần một quy chuẩn, một định lượng nào đó để làm cơ sở kiểm chứng hay không??? Hay là người học hoặc người thầy, cao hứng la lên “bản thân người đó đã giác ngộ” là xong???

A: Nói đến giáo dục là nói đến một quá trình rèn luyện của người học, và quá trình rèn luyện đó phải được thực hiện bởi một quy trình đào tạo bài bản từ thấp lên cao!!!

Mỗi cấp học, mỗi lớp học phải hoàn thành giáo trình của cấp lớp đó!!! Có nghĩa rằng, khi anh hoàn thành cấp lớp học nào đó, anh phải hoàn thành các bài kiểm tra năng lực học tập, và anh phải chứng minh thực tiễn kết quả học tập của mình, có thể trước đại chúng hoặc người thầy, để đại chúng hoặc người thầy chứng minh, gọi là trình bày sở chứng!!! Thành ra không có chuyện thầy hay trò “cao hứng” la lên “ta đã giác ngộ” là xong!!!

B: Thưa SH! SH có thể sơ lược cho chúng đệ biết một tí gì đó về những định lượng cơ bản của một vài tầng giác ngộ???

A: Tổng quan, Phật đạo có rất nhiều tầng bậc giác ngộ, để dễ hiểu, người xưa tạm chia thành ba tầng bậc giác ngộ, đó là sơ ngộ, trung ngộ, và đại ngộ!!!

Trong mỗi tầng bậc giác ngộ, có một số quả vị nhất định, giống như mỗi cấp học có một số lớp học... Người tu hành, muốn thành tựu một tầng giác ngộ nào đó, người này phải hoàn thành một số đạo phẩm cơ bản (môn học) của cấp học đó theo từng lớp học, đây là cơ sở để đánh giá, định lượng và kiểm chứng!!!

Ví dụ: Muốn trở thành một Tu Đà Hoàn của Nhị Thừa hay Sơ Ngộ (Thiện Kiến) của Bồ Tát Thừa, người này phải thông thuộc 12 phẩm Tư Lương Vị của 37 phẩm (thông thuộc chứ không phải học thuộc)... Sau đó được khai ngộ, nếu giác ngộ, trong lòng vị này phải đoạn dứt ít nhất ba kiết sử đó là: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi ngờ!!! Quả vị này tương đương Khổ Đế và Tập Đế của Tứ Đế!!!

Sau khi có được sơ ngộ, vị này tinh tấn tu tập, tri kiến được nâng lên một tầng nữa... Để có thể giác ngộ tầng thứ hai, vị này phải thông thuộc 17 phẩm Kiến Đạo Vị của 37 phẩm (thông thuộc chứ không phải học thuộc)... Sau đó được khai ngộ, nếu giác ngộ, thành tựu thấp nhất của giai đoạn này là chứng giải thoát bất động của Nhị thừa, nếu là Bồ Tát quyền thừa tương đương Quán Đảnh Trụ của Thập Trụ, nếu là thắng căn, quả chứng tương đương Bát Địa của Như Lai địa!!! Thành tựu tầng giác ngộ này, tối thiểu chứng hai Vô Sanh, cao hơn thấy được Bổn Tâm, cao hơn nửa Kiến Bổn Tánh!!! Quả vị này, tương đương Diệt Đế của Tứ Đế!!!

Sau khi thấy được bổn tâm, kiến được bổn tánh gọi nôm na là “Minh Tâm Kiến Tánh”... Vị tu hành này phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, Phát nguyện độ sanh... Vị này phải thông thuộc 8 phẩm Tu Đạo Vị của 37 phẩm... Tri kiến được nâng lên bằng tám môn học bắt buộc của Đạo Đế, gọi chung là học các Tam Muội Môn và Giải Thoát Môn của Chư Phật, gồm:

1. Thấu Thị Môn

2. Thẩm Sát Môn

3. Đẳng Ng Môn

4. Đại Hạnh Môn

5. Đại Đạo Môn

6. Thật Nghĩa Môn

7. Đẳng Trì Môn

8. Chân Giác Môn

Hoàn thành tám môn học nói trên gọi chung là học Bồ Tát Đạo, tu Bồ Tát Hạnh, người này thành tựu huyễn trí hay còn gọi là sai biệt trí... Học huyễn trí có gì đó giống loại hình “vừa học vừa làm” của giáo dục thế gian... Có nghĩa là, vị này vừa học tập đạo trí tuệ, vừa tập thực hành Bồ Tát hạnh!!! Quả chứng ở tầng giác ngộ này, tương đương Đẳng Giác Bồ Tát!!!

Sau đó, vị Bồ Tát này chính thức đăng địa làm công hạnh, trong quá trình làm công hạnh, vì này thành tựu quả vị cuối cùng là Diệu Giác Bồ Tát... Chờ ngày bùng nổ, có được tự nhiên trí hay còn gọi là vô sư trí!!!

● Tóm lại, Phật đạo là một quy trình đào tạo nghiêm ngặt, không khác gì giáo dục thế gian!!! Nếu có khác chăng, thời gian đào tạo của học vấn thế gian gần như nhất định, ví dụ một lớp học thời lượng gần chín tháng... Còn Phật đạo, một lớp học có thể phải mất đến chín năm, nhưng cũng có thể... một... sát... na!!!

Nhưng, cho dù phải trải qua chín năm hay một sát na mới hoàn thành một lớp học, trừ người bỏ học, người không chịu học, còn những ai quyết đeo đuổi, việc thành tựu đạo quả là chuyện tất nhiên!!!

LM: Thưa SH! Đạo Phật có tên là Đạo Giác Ngộ, và ba mục tiêu của Phật đạo đề ra, đó là: Giác Ngộ, Giải Thoát và Trí Tuệ... Theo quan sát của Lã Muội, trong HĐ chúng ta, ba mục tiêu này, đã được HĐ thực hiện rất tốt!!! Có những vị vừa sơ ngộ, có những vị Minh Tâm Kiến Tánh, có những vị vừa học vừa làm để thông thuộc tám môn học của Đạo Đế!!!

Nó giống như một ao sen, có hoa sen vừa nhú khỏi mặt nước, có hoa sen đã vươn lên cao toả hương giải thoát, có hoa sen đã phảng phất giải thoát tri kiến hương... Tuy không đồng nhất, nhưng tất cả đồng là sen, và đều vươn lên từ ao bùn ba cõi!!!

Chúng đệ xin cảm ơn SH!!! Cảm ơn giáo pháp chân chánh!!! Đã có thể biến nơi được coi là bùn lầy ba cõi, trở thành ao sen đầy ắp hương thơm đạo pháp!!!