Tác Phẩm Lý Tứ

Ba Vị Huynh Đệ Luận Về..Tu Tập

TN 1145 Nguyễn Toàn Thắng 25.02.2023

B: Thưa SH! Theo đệ biết, trong HĐ chúng ta có rất nhiều người theo nhiều tôn giáo khác nhau, và cũng có rất nhiều người tu các phép tu khác nhau... Nhưng, chưa bao giờ đệ nghe Thầy hay SH bảo một ai đó nên theo tôn giáo này bỏ tôn giáo kia, hay nên tu theo phép tu này bỏ phép tu kia...!!!

Xin SH cho biết, sự khác biệt về tôn giáo, khác biệt về phép tu của HĐ... Có trở ngại gì trong việc học tập để đưa đến giác ngộ hay không???

A: Đúng là, trong HĐ chúng ta có đủ thành phần xã hội, đủ các tôn giáo... Và, khi họ đến với chúng ta, mỗi người theo mỗi đạo, mỗi người tu mỗi cách... Và, đúng như đệ nói, mình cũng chưa từng khuyên bất kì một ai, từ bỏ điều họ đang theo đuổi, đang tu tập... để theo một tôn giáo hay một phép tu nào khác!!! Vì sao nó như vậy???

Thứ nhất: Từ xưa đến giờ, mình vẫn quan niệm, Phật đạo là một nền giáo dục, nền giáo dục này giúp người thay đổi nhận thức, khi nhận thức thay đổi hành vi sẽ thay đổi, hành vi thay đổi đời sống thay đổi, đời sống thay đổi như pháp sẽ được an vui!!!

Và, an vui này mỗi người tự có!!! Người đời chỉ vì mê lầm nên, ngoài chạy theo cảnh duyên, trong ham ưa các pháp...

Giống như người say, quên trong chéo áo của mình có hạt minh châu vô giá, từ đó tưởng mình nghèo đói... Khi tỉnh lại, hết say sưa, viên minh châu còn nguyên, sự giàu có không mất!!!

Vì thế, vấn đề trước mắt là, mình giúp mọi người, ngoài “không mê say tà khúc cảnh duyên”, trong “không dựng lập hay phỉ báng các pháp”... Do ngoài không mê say tà khúc cảnh duyên, trong không dựng lập hay phỉ báng các pháp, dần dần, tâm trí hết mờ tối... Do hết mờ tối, xuất sinh một đời sống mới, gọi là trung đạo đệ nhất nghĩa!!! Do sống trong trung đạo đệ nhất nghĩa, mỗi người hoát nhiên tự tìm thấy hạt minh châu vô giá của chính mình, và rồi, an vui tự tại đến với họ tạm gọi là giác ngộ!!!

Phật dạy: “Hết thảy chúng sinh đều có Phật tánh”! Lời dạy này có nghĩa rằng, người tu theo đạo A, người tu theo đạo B, người tu phép tu C, người tu phép tu D, v.v... Tuy có khác nhau về tôn giáo, khác nhau về tín ngưỡng, khác nhau về phép tu, v.v... nhưng tất cả đồng có chung một Phật tánh!!! Tức, trong tận cùng sâu thẳm của mỗi người, đều có những đức tính như một vị Phật, chỉ vì còn chút gì đó ngăn trở, họ không thấy được mà thôi!!!

Để giúp họ thấy điều cần thấy, nhận lại cái đã mất!!! Mình chỉ làm công việc duy nhất, giúp họ nhận ra rồi từ bỏ cái ngăn trở ấy, để thấy điều cần thấy!!! Vì thế, khác biệt về tôn giáo, phép tu, hay quan điểm sống của từng người không trở ngại gì việc học tập nhằm đưa đến giác ngộ!!!

Thứ hai: Với mình, tất cả tôn giáo, tất cả phép tu, v.v... đều có cái hay, cái tốt của nó... Chọn lựa cho bản thân một tôn giáo hay phép tu là quyền tự do của mỗi người, mình không có quyền áp đặt lên người khác quan điểm cá nhân, hành vi của mỗi người đã có pháp luật, gia đình và xã hội điều chỉnh, mình không đủ tư cách làm thay!!!

Vả chăng theo mình, nếu ta lấy tư cách cá nhân, áp đặt lên người khác một điều gì đó, thì sự áp đặt đó đã đi ngược lại ý nghĩa giải thoát, không phù hợp tinh thần tự giác... Vì thế, mình chỉ giúp họ nhận ra những gì che chướng, khi nhận ra, các HĐ đó tự giác thực hiện... Cho nên, hình như từ xưa đến nay, mình chưa bao giờ dùng đến cụm từ “các bạn phải làm thế này, hay các bạn phải làm như thế kia...” Ha ha ha ha!!!

Mình tâm niệm, đạo pháp giống như bữa ăn ngon, ta cứ dọn thức ăn ngon lên đi, không cần chỉ trích món khác là dở, thực khách tự biết tìm đến món nào ngon để ăn và nhất định chừa lại món ăn dở... Và trong đời, khẩu vị của từng người, sẽ quyết định món nào ngon, món nào dở... thế thôi!!!

B: Thưa SH! Trong HĐ chúng ta, có vị nào theo tôn giáo hay các phép tu khác nhau mà đã giác ngộ hay không???

A: Như đã nói ở trên, mình không quan trọng việc anh theo đạo nào, tu bằng cách gì!!!

Nếu anh muốn an vui, thấy phù hợp, thích thú, thì hãy nghe những điều tôi trình bày gọi là văn, nghe xong về tư duy những điều ấy để tìm ra ý nghĩa chắc thật của nó gọi là , sau khi biết được ý nghĩa, ứng dụng triệt để vào đời sống gọi là tu... Ba pháp “văn, tư, tu” như vậy, không hề ảnh hưởng đến việc anh theo đạo nào hay tu pháp gì... Nó cũng không ảnh hưởng đến công việc anh đang làm... Vì rằng, bất kì ở đâu, vào thời điểm nào cũng có thể ứng dụng được!!! Cho nên, trong HĐ chúng ta, những người khác tôn giáo, khác công việc, khác phép tu... Nếu chịu nghe, chịu tư duy, chịu ứng dụng... thì cũng đồng giác ngộ như nhau!!!

B: Thưa SH! Theo đệ thấy, SH cũng chưa từng chỉ cho người tu thiền định theo cách này hay cách kia... Điều này có khác cách tu tập của mọi người ngoài kia hay không???

A: Mình không dạy người tu thiền, tu tịnh, hay tu mật... Cũng không bài xích những người tu các phép tu ấy!!!

Vì rằng, đối với mình, đạo Phật là đạo giác ngộ, mà giác ngộ là kết quả của học tập như pháp và nhận thức như pháp... Khi có được nhận thức như pháp, hư vọng tâm, hư vọng pháp tự dừng, đây là hệ quả tất yếu của tâm thức... 

Vì thế, giác ngộ siêu quá hai quan điểm tu cùng không tu, giác ngộ chẳng giống chuyện tu luyện như người đời thường hiểu, cho nên việc mình không dạy, không bài xích người tu như thế này, hay làm như thế kia... là chuyện tự nhiên của đạo giác ngộ!!!

LM: Thưa SH! Đúng như vậy, tuy SH không dạy tu thiền, nhưng sau khi giác ngộ, thân tâm các HĐ tự được thiền, đó là tâm thường hỉ lạc, thân thường khinh an!!! Tuy SH không dạy tu tịnh, nhưng sau khi giác ngộ, tâm thức mỗi HĐ tự hết khổ, an lạc thường hằng, chẳng khác gì cực lạc!!! Tuy SH không dạy tu mật, nhưng sau khi giác ngộ, thân, khẩu, ý vắng lặng niêm mật, hành động, nghĩ suy, lời nói không còn hư vọng, chẳng khác gì người trì tụng chơn ngôn!!!

Đúng là “đạo giác ngộ siêu quá hai quan niệm tu và không tu như người đời thường hiểu”!!! Vì thế, tuy SH không dạy tu, nhưng chúng đệ lại được cái mà người tu cần khổ tìm kiếm!!! Tuy SH không bắt chúng đệ làm gì, nhưng chúng đệ luôn biết rõ bản thân cần làm điều gì để thẳng tiến trên con đường giác ngộ!!!

Xin cảm ơn SH!!!

Xin cảm ơn giáo pháp bất khả tư nghì!!!