Bát Chánh Đạo !!! Chánh Là Đây - Tà Cũng Là Đây !!! | Hạnh Phúc Quanh Ta K05 - Diễn Giả Lý Diệu Tâm
🌺 NHẬT KÝ BUỔI 18: BÁT CHÁNH ĐẠO! CHÁNH LÀ ĐÂY – TÀ CŨNG LÀ ĐÂY!
🌺 Diễn giả: Lý Diệu Tâm
🍀 Như CBAC đã biết, Tứ Đế là lộ trình học từ thấp tới cao, giúp người thành tựu các mục tiêu đề: Hết Khổ - An Vui – Giúp Người An Vui. Để hoàn thành các mục tiêu đề ra người tu hành cần có tấm bản đồ chỉ dẫn giúp biết được vị trí của mình trên hành trình tiến về Giác Ngộ - Giải Thoát - Trí Tuệ. Tấm bản đồ đó chính là 37 PHẨM
🌺 NỘI DUNG CHÍNH
1. Vai trò của 37 Phẩm
🍀 Đầu tiên 37 phẩm như kim chỉ nam định hướng, giúp người tu hành biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm và lộ trình để lần lượt hoàn thành các mục tiêu trong Phật đạo. Lúc này 37 Phẩm được gọi là 37 Phẩm Trợ Đạo.
🍀 Tiếp theo giúp người tu hành thâm nhập các cảnh giới của giác ngộ. Lúc này 37 Phẩm được gọi là 37 Phẩm Trợ Bồ Đề
🍀 Cuối cùng là giúp dẫn dắt, chỉ dẫn cho người tu hành khác thành tựu được những mục tiêu của Phật đạo. Lúc này 37 Phẩm được gọi là 37 Đạo Phẩm
👉👉👉 Nội dung bài giảng hôm nay tập trung vào 37 Phẩm Trợ Đạo
2. Chi Tiết 37 Phẩm Trợ Đạo
🍀 37 Phẩm Trợ Đạo được chia làm 3 phần:
🔥 Tư Lương Vị bao gồm: 12 phẩm là Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc
🔥 Kiến Đạo Vị bao gồm: 17 phẩm là Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Tri
🔥 Tu Đạo Vị gồm: 8 phẩm Bát Chánh Đạo
3. Chi Tiết Về Tư Lương Vị: hành trang cần có
🍀 Tứ Niệm Xứ: là 4 nơi chốn mà người tu hành cần phải nhớ nghĩ, tư duy, quan sát. Phần này được ví như 4 mảnh ruộng mà người tu hành gieo hạt giống Bồ Đề. Bốn nơi chốn đó là: Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Đây là 4 món cấu tạo nên 1 hữu tình. Sở dĩ con người ta có khổ, phiền não cũng chính từ 4 món này mà ra. Bệnh ở đâu thì chữa trị ở đó. Người tu hành chỉ có thể giáo dục chính mình. Ngoài ra không có nơi chốn thứ 5 nào giúp người tu hành giác ngộ.
🍀 Tứ Chánh Cần: tức là 4 việc chân chánh người tu hành cần phải làm. Phần này được ví như 4 việc làm đất, dọn cỏ, chăm bón 4 mảnh ruộng (Tứ Niệm Xứ).
- Việc ác chưa sanh, không cho sanh;
- Việc ác đã sanh, mau chóng tịch diệt;
- Việc thiện chưa sanh, làm cho nó sanh khởi;
- Việc Thiện đã sanh cần tinh tấn trưởng dưỡng
🌟 Thiện và Ác trong Phật Đạo là vượt thoát khỏi thiện ác thế gian.
🔥 Suy nghĩ nào, hành động nào giúp người tu hành tiến gần đến các mục tiêu của Phật Đạo gọi là Thiện Pháp.
🔥 Suy nghĩ nào, hành động nào làm người tu hành xa rời các mục tiêu của Phật Đạo gọi là Ác Pháp.
🔥 Suy nghĩ nào, hành động nào làm người tu hành dậm chân tại chỗ, không tiến, không lùi là những bất thiện pháp.
🍀 Tứ Như Ý Túc: tức là 4 việc làm thành công như ý trong sự gieo trồng, chăm sóc cây Bồ Đề giáo pháp.
🌟 Dục Như Ý Túc: ham muốn thành tựu các đạo quả trong Phật đạo. Sự ham muốn này giúp người tu hành vượt qua chướng ngại ở đời để tiến vào đạo xuất thế.
🌟 Tinh Tấn Như Ý Túc: Cày, xới 4 mảnh ruộng Thân – Thọ - Tâm _Pháp không mỏi mệt. Tinh cần, chăm chỉ học tập để thành tựu được các mục tiêu trong Phật đạo
🌟 Niệm Như Ý Túc: Nhớ nghĩ không rời việc học tập và thực hành giáo pháp.
🌟 Nhất Tâm Như ý Túc: Một lòng một dạ hướng đến mục tiêu đã định, không có một tâm nào khác. Nhờ sự nhất tâm này cái tâm luôn dong đuổi chạy theo sự việc được dừng dứt.
4. Kiến Đạo Vị: thấy ra con đường đạo
🍀 Ngũ Căn:
🌟 Tín Tâm: là niềm tin không có căn cứ, niềm tin này có thể thay đổi.
🌟 Tín Căn: niềm tin đã mọc rễ bám chặt nơi tâm thức.
✍ Trong quá trình tu học, người tu hành đã có được những lợi ích của giác ngộ, niềm tin của mình đã được đáp ứng, quá trình tu tập đã có hiệu quả thì từ tín tâm chuyển sang tín căn.
✍ Có được tín căn thì tinh tấn căn, niệm căn, định căn sẽ xuất hiện theo.
🌟 Tinh Tấn Căn: nỗ lực tu học.
🌟 Niệm căn: luôn luôn nhớ nghĩ đến việc tu học
🌟 Định căn: an vui với cách tu tập và an lòng với con đường này.
🌟 Huệ căn: có những hiểu biết nhất định về phương pháp tu học.
✍ Ngũ căn giống như cây Bồ Đề đã mọc ra 5 cái rễ và cắm xuống đất, làm cho cái cây này trở nên vững chãi hơn
✍ Mở đầu bằng niềm tin, kết thúc bằng sự hiểu biết. Và từ sự hiểu biết này cho ra kết quả, hiệu quả thấy rõ từ đó tạo nên động lực, sức mạnh để tiếp tục tu học. Sức mạnh này được gọi là ngũ lực.
🍀 Ngũ Lực:
🌟 Tín Lực: Niềm tin mạnh hơn tín căn, tạo nên động lực to lớn để dấn thân trên con đường tu tập. Giống như cái cây có rễ cắm xuống đất và mỗi cái rễ lại hút chất dinh dưỡng để cây phát triển lớn lên.
🌟 Tinh Tấn Lực, Niệm Lực, Định Lực cũng tương tự như tấn căn, niệm căn, định căn nhưng mạnh hơn, lớn hơn.
🌟 Huệ Lực: sau quá trình tinh tấn, chuyên cần, tư duy, thực hành thì Huệ Lực sẽ xuất hiện. Huệ Lực là sức mạnh của sự hiểu biết, hiểu biết rõ con đường nào là hữu lậu, con đường nào là vô lậu. Chính nhờ sức mạnh của sự hiểu biết này, người này sẽ dấn thân không mệt mỏi hướng đến đạo quả vô lậu.
🍀 Thất Giác Chi:nhờ có Huệ Lực người tu hành biết cách phân tích như thế nào để đến được giác ngộ được đến xuất thế. Giai đoạn cây Bồ đề vươn cành lá phát triển mạnh mẽ
🌟 Trạch Pháp Giác Chi: là cái chìa khóa xuất hiện khi là phân tích là chia chẻ như pháp lời kinh đến nguồn cơn, thấy được nghĩa của vô lậu, giác ngộ, giải thoát.
🌟 Niệm Giác Chi: nhớ mãi không quên cách giải bài toán tâm thức.
🌟 Hệ quả của trạch pháp giác chi và niệm giác chi là Khinh An Giác Chi (nhẹ nhàng) và Hỷ Giác Chi (vui mừng). Từ đó ham thích học tập tăng lên – Tinh Tấn Giác Chi và có được Định Giác Chi (bình yên, tự tại).
🌟 Xả giác chi: do thấu suốt nên tự xả các pháp đã biết tường tận, thành tựu được tâm bất động giải thoát. Tất cả mọi thứ không còn tồn tại trong tâm thức, chứng được cảnh giới vắng lặng rỗng rang.
✍ 29 Phẩm của Tư Lương Vị và Kiến đạo vị sẽ giúp người tu hành giải quyết được 3 cấp học: Khổ Đế, Tập Đế và Diệt Đế.
5. Bát Chánh Đạo
🍀 Bát Chánh Đạo là sự kế thừa của cả quá trình từ Tư Lương Vị đến Kiến Đạo Vị. Tức thành tựu được tư lương vị, kiến đạo vị thì người tu hành mới biết điều gì là CHÁNH điều gì là TÀ trong con đường hoàn thành các mục tiêu Giác Ngộ - Giải Thoát - Trí Tuệ.
🍀 Lúc này người tu hành rõ ràng 8 điều
🌟 Chánh kiến: có thấy biết chân chánh, biết rõ những gì thuộc về cột buộc thế gian và đâu là cảnh giới xuất thế.
🌟 Chánh tư duy: có tư duy chan chánh, biết rõ những cách tư duy ra khỏi mọi sự trói buộc của phân biệt thế gian.
🌟 Chánh ngữ: biết rõ Lời nói nào mang lại lợi ích chân chánh khiến hữu tình được an vui, niết bàn.
🌟 Chánh nghiệp: biết rõ những gì mà các căn đang đón nhận nhưng không đưa đến nghiệp hữu lậu, đồng thời tạo tác thân, khẩu, ý đều vô lậu.
🌟 Chánh mạng: biết rõ Đời sống chân chánh của 1 người giác ngộ không ra khỏi công hạnh Giáo Hoá chúng sanh.
🌟 Chánh tinh tấn: biết rõ tinh tấn thế nào để hướng về mục tiêu của Phật đạo. Giáo Hoá chúng sanh không nhàn mỏi.
🌟 Chánh niệm: biết rõ cảnh giới mình đang hướng đến. Do thấu suốt mà vô niệm
🌟 Chánh định: Định xuất phát từ sự biết rõ khi thành tựu các mục tiêu, các đạo quả nên luôn an ổn trong Đại Niết Bàn.
Tóm lại 8 chánh đạo là đời sống của người đã giác ngộ, mọi sự mô tả của người chưa giác ngộ chỉ là võ đoán.
🌺 Hẹn gặp các CBAC trong buổi học thứ 2 ngày 13/11 với bài giảng của chị Lý Thảo Nguyên với chủ đề Tứ Niệm Xứ.
🌺 Chúc các CBAC mỗi ngày đều an vui tinh tấn!