Hoạt động mở rộng

Tu Hành Có Phải Là Con Đường Dẫn Đến Khuyết Tật, Tiêu Cực Hay Hoang Dã !!! - Diễn Giả Lý Phương Anh

MB 1157 Lý Mỹ Linh 16.04.2024

🌺 🌺 🌺 NHẬT KÝ HẠNH PHÚC QUANH TA - K07
 

💥 BUỔI SỐ 5: TU HÀNH CÓ PHẢI LÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN KHUYẾT TẬT, TIÊU CỰC HAY 

HOANG DÃ !!!
 

🌻Diễn Giả: Lý Phương Anh
 

🍀 Để thành tựu các mục tiêu trong Phật Đạo, Kiến thức chuẩn đóng vai trò quan trọng giúp người tu 

hành trên con đường đến Giác Ngộ. Nếu không được trang bị kiến thức chuẩn thì người tu hành khó có 

được Chánh Kiến, Chánh Tư Duy trên con đường học tập Phật Pháp. Điều này dẫn đến hệ luỵ là dù tốn 

nhiều thời gian, tâm sức, dụng công nhưng kết quả thực sự lại là bằng không. Buổi học số 5 từ Trưởng 

Ban Khoa Giáo Lý Gia chị Phương Anh, đã làm rõ các khái niệm căn bản trong Phật Đạo với chủ đề Ba 

Duyên Hoà Hợp - Tu Hành Có Phải Là Con Đường Dẫn Đến Khuyết Tật, Tiêu Cực Hay Hoang Dã !!!
 

💥NỘI DUNG CHÍNH
 

1. Các Khái Niệm Cơ Bản
 

🍀 Hữu Tình: là loài có tri, có giác. Có khả năng học tập, giáo dục do đó có thể thành Thánh, thành Phật.
 

🍀 Vô Tình: là những gì không có tri, có giác như cỏ cây, ngói đá ... không có nhận thức, không có khả 

năng học tập do đó không có khả năng thành Phật.
 

🍀 Chúng Sanh: là hữu tình gom nhóm những điều không thật để sanh khởi những vọng tưởng, hư vọng.
 

🍀 Hư vọng tâm (Phàm tâm): Là hiệu ứng tình cảm khởi lên như buồn- vui, thương- ghét, tham- sân…

che chướng bổn tâm thanh tịnh. Nó sinh diệt vô thường và không bền chắc.
 

🍀 Chơn Tâm:bản nhiên hữu tình không có cái gì được gọi là Tâm. Gọi là “Chơn Tâm” để phân biệt với 

Phàm tâm.
 

2. Khái Niệm “Ba Duyên Hòa Hợp”:
 

2.1. Ba duyên hoà hợp là cụm từ nhằm chỉ cho ba món Căn, Trần, Thức hoà hợp trong điều kiện mê muội 

sẽ sanh các thứ tâm hư vọng.
 

🍀 Căn: hữu tình có 6 căn, gồm 5 căn trên thân (nhãn căn - con mắt, nhĩ căn- cái tài, tỷ căn- lỗ mũi, thiệt 

căn - cái lưỡi, thân căn- cái thân) và 1 căn bên trong (ý căn).
 

👉Bản chất của căn là vô tri, chỉ là công cụ để thấy nghe.
 

🍀 Trần: Là 6 đối tượng xúc đối của 6 căn.
 

🌟 Cụ thể: Đối tượng của con mắt là hình ảnh (sắc), đối tượng của lỗ tai là âm thanh (thanh), đối tượng 

của lỗ mũi là mùi hương (hương), đối tượng của cái lưỡi là các vị (vị), đối tượng của cái thân là xúc chạm 

(xúc) và đối tượng của ý căn là nghĩ suy (pháp).
 

👉Bản chất của trần là tự thanh tịnh, giải thoát.
 

🍀 Thức: Là cái biết, nhận thức. Có 6 sự nhận biết khác nhau khi căn xúc đối với trần (Lục thức) gồm: 

Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
 

👉 Khi căn xúc đối trần khởi lên nhận thức phân biệt sẽ sanh buồn vui, thương ghét đối với các trần, từ 

đó khổ đau, phiền não, kiết sử, lậu hoặc xuất hiện. Quá trình này gọi là Hoà hợp duyên hay Ba Duyên hòa 

hợp trong điều kiện mê muội.
 

2.2. Cách thức để 3 duyên không hòa hợp
 

🌹 Muốn cắt đứt sự hoà hợp duyên, ta không thể huỷ hoại các căn hay phá bỏ các trần, chỉ có thể tác 

động vào duyên thức hay nhận thức phân biệt.
 

🌹 Khi căn đối trần, nếu khởi lên nhận thức phân biệt về đối tượng mà mình đang thấy nghe, rồi chấp thủ 

hoặc chạy theo nhận thức này, sẽ bị nó cột trói, từ đó phiền não sanh khởi. Phật đạo gọi là Vô minh xúc.
 

🌹 Khi căn đối trần, không để khởi lên nhận thức phân biệt, hoặc khởi lên nhận thức mà không mê nơi 

nhận thức, không chấp thủ nhận thức, không để cho nhận thức cột trói..., trong lòng sẽ rỗng rang, thanh 

tịnh, bất động. Phật đạo gọi đây là Minh xúc.
 

2.3. Cách dừng nhận thức phân biệt
 

🌺 Biện pháp của ngoại đạo: Dùng ý chí để dừng phân biệt, phong bế các căn, bức tử ý thức, triệt tiêu 

nhận thức
 

👉 Đây là con đường dẫn đến tiêu cực, tàn khuyết, phó mặc cho số phận, hoang tưởng !!! Bản chất của 

một hữu tình là có tri có giác, có nhận thức. Trong tri giác có tánh giác và tánh giác là thường. Do vậy 

không thể triệt tiêu nhận thức. Hữu tình không thể trở thành vô tình, không thể rơi vào đoạn diệt !!!
 

👉 Là biểu hiện 4 bệnh của người tu hành được nói đến trong Kinh: Bệnh Nhậm (Mặc kệ) – Bệnh Tác 

(Tạo tác, làm ra) – Bệnh Chỉ (Đình chỉ các duyên thấy nghe) - Bệnh Diệt (bức tử ý thức, triệt tiêu nhận 

thức).
 

👉 Tất cả các biện pháp tu tập hoặc những nỗ lực tu hành mà không xuất phát từ giác ngộ, không xuất 

pháp từ sự thấu suốt chân lý đều chẳng phải Chánh pháp.
 

🌺 Biện pháp của Phật đạo: Phật đạo hướng đến thay đổi nhận thức. Thay vì nhận thức bằng thứ nhận 

thức mê muội thì nhận thức bằng trí tuệ !!! Nhận thức thay đổi thì hành vi thay đổi. Hành vi thay đổi như 

pháp thì đời sống an vui !!!
 

🍀 Thông qua học tập, tư duy, chiêm nghiệm, người tu học thấy ra được bản chất. Từ thấy được bản 

chất mà thấy được chân lý, từ thấy được chân lý mà thấy ra thiệt tướng của thân, tâm và thế giới. Thấy 

ra thiệt tướng từ đây thôi không tìm cầu vô ích, không vọng khởi phân biệt hư vọng. Đây là quá trình từ 

Chánh Kiến, Chánh Tư Duy đến Chánh Niệm, Chánh Định.
 

🍀 Định của Phật đạo là định do giác ngộ, là hệ quả, thuộc tính của giác ngộ. Do giác ngộ chân lý, giác ngộ 

lẽ thật mà tâm không động loạn bởi cảnh duyên. Định trong Phật đạo không phải là hệ quả của tập trung 

tư tưởng hoặc cột chặt tâm ý vào một sở pháp !!!
 

3. Mở rộng
 

3.1. Nhận biết Pháp và Sinh Pháp
 

🌟 Pháp là quan điểm quan niệm nhận định chủ quan về các trần. Tự Trần không phải là một Pháp. Chỉ 

khi ý thức tiếp cận định đặt cho trần các yếu tố như: tên gọi, tánh, tướng, vị trí, giới hạn ..... thì bây giờ 

trần mới trở thành pháp.
 

🌟 Trong ứng dụng, người tu học cần phân biệt nhận biết pháp và sinh pháp. Nhận biết pháp là tôn trọng 

những quy ước của thực tế cuộc sống, nhưng không sinh pháp- tức là không sinh tưởng chấp trước các 

pháp. Kinh dạy: "Phàm nói trâu Thánh cũng nói trâu. Phàm nói trâu do có tưởng chấp trước, Thánh nói 

trâu nhưng không có tưởng chấp trước.”
 

🌟 Vô Tâm trong Phật đạo là trạng thái không sinh tâm hư vọng. Tâm hư vọng không sinh các đức tính từ 

bi mới hiện khởi. Do vậy, khác hoàn toàn với trạng thái vô tâm (thờ ơ, lãnh đạm) ở đời.
 

3.2. Các căn viên Thông
 

🌟 Các Căn Viên Thông: là khi thấy nghe hay biết không còn bị ngăn bít, bị cản trở bởi các quan điểm 

quan niệm hư vọng. Tâm sáng suốt, an lạc, thấu suốt chân lý, thông thẳng tới thanh tịnh, Niết Bàn.
 

🌟 Thần Thông không phải bay trên trời hay chui dưới đất. Thần là "hơn người", Thông là không bị ngăn 

trở. Một vị Giác Ngộ trong Phật Đạo thành tựu Lục Thông là ý chỉ thấy nghe ngửi nếm, xúc chạm, nghĩ 

suy không bị ngăn trở bởi các nhận thức hư vọng, thông thẳng đến lẽ thật sáng suốt và thanh tịnh.
 

3.3. Thức và Trí
 

🌟 Khi Mê cái biết làm cho người ta trói buộc, làm cho người ta mê muội, làm cho người ta ngăn bít gọi 

là THỨC. Cũng cái biết đó khi hết Mê, không làm người ta mê muội, không làm người ta cột trói, ngược 

lại làm cho các căn viên thông, sáng suốt gọi là TRÍ.
 

👉 Học tập trong Phật đạo chính là quá trình chuyển Thức thành Trí.
 

3.4. Tánh giác
 

🌟 Tánh giác là cái biết bản nhiên, là tánh hay giác, thường biết của một hữu tình. Do quá trình huân tập, 

tánh giác bị nhiễm ô bởi các pháp hư vọng. Kinh gọi Tánh giác là Như Lai mật nhân, do vậy thấy Tánh giác 

rất quan trọng !!!
 

🌟 Tuy nhiên, trả tánh giác về đúng cái biết bản nhiên rồi phải tiếp tục học tập Trí tuệ mới có thể thành 

tựu Vô thượng Chánh giác. Phật dạy: Có nhân Phật mới tu thành quả Phật !!!
 

3.5. Văn Huệ - Tư Huệ - Tu Huệ
 

🍀 Văn Huệ: nhân nghe mà được tuệ giác.
 

🍀 Tư Huệ : nhân tư duy mà được tuệ giác.
 

🍀 Tu Huệ : nhân ứng dụng mà được tuệ giác.
 

Tóm lại:
 

Phật Đạo không dạy môn đệ trở thành những kẻ tàn khuyết, tiêu cực, phó thác cho định mệnh hay mê 

muội, hoang dã !!!!
 

Tu tập trong Phật Đạo là THAY ĐỔI NHẬN THỨC THÔNG QUA HỌC TẬP !!!
 

Khi học tập đúng đắn, người ta sẽ trở nên TÍCH CỰC trong cuộc sống và trở thành một KẺ CÓ TRÍ 

THỰC SỰ !!!
 

ĐỂ BIẾT CÁC NỘI DUNG CHI TIẾT VÀ NHẮC NHỚ THỰC HÀNH, MỜI CÁC CBAC XEM LẠI VIDEO 

BÀI GIẢNG.
 

Hẹn gặp các CBAC trong buổi học thứ 5 ngày 18/04/2023. Chúc các CBAC một ngày mới an vui tinh tấn!

Tags: